Chim công là loài chim quý hiếm. Với bộ lông sặc sỡ, chim công được xếp vào một trong mười loài chim đẹp nhất thế giới. Hiện nay nhu cầu nuôi chim công làm cảnh đang trở nên phổ biến, vì thế giá chim công trên thị trường rất cao
Chim công là loài chim quý hiếm. Với bộ lông sặc sỡ, chim công được xếp vào một trong mười loài chim đẹp nhất thế giới. Hiện nay nhu cầu nuôi chim công làm cảnh đang trở nên phổ biến, vì thế giá chim công trên thị trường rất cao. Giá chim công trưởng thành có thể lên đến 15 – 20 triệu/ cặp. Ở Việt Nam, ngành chăn nuôi chim công đang phát triển. Kỹ thuật chăn nuôi chim công khá đơn giản, trong đó cần đảm bảo chuồng trại thoáng khí.

Chim công rất thông minh và dạn dĩ, nếu được nuôi và chăm sóc từ nhỏ công có thể thả rông trong sân như gà, mà không sợ bay mất. Tuy nhiên để thuận lợi cho việc chăm sóc, ở Việt Nam chim công thường được nuôi tập trung trong chuồng trại theo mô hình công nghiệp. Kỹ thuật làm chuồng công khá đơn giản, bạn chỉ cần lưu ý vài điều sau:
Thiết kế chuồng: đảm bảo thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Tùy vào số lượng chim công nuôi dưỡng thực tế, độ rộng hẹp của chuồng công có thể khác nhau. Một ô chuồng đúng tiêu chuẩn ( có thể nuôi từ 4 – 6 cá thể chim trưởng thành, hoặc 10 – 15 cá thể từ 6-12 tháng tuổi), thường có thiết kế như sau:
Chiều rộng: 3,5 – 4m
Chiều dài: 5 – 6m
Chiều cao: 2,7 – 3m
Để giảm chi phí bạn có thể tận dụng nhà kho, xưởng, chuồng heo, chuồng gà sẵn có để cải tạo thành chuồng nuôi chim công. Bạn nên thiết kế thêm một chuồng phụ để chăm sóc riêng chim công trong bệnh, hay trong quá trình theo dõi bệnh để tránh lây nhiễm cho các cá thể khác
Vật liệu làm chuồng: có thể dùng tre, nứa, hay lưới B40 quây xung quanh hoặc làm vách ngăn. Nóc chuồng dùng lưới cước để chim không bay ra. Bạn cũng có thể dùng các tấm lợp nhựa để lợp mái chuồng, chim có chỗ trú mưa. Cần lưu ý không dùng lưới thép nhỏ hoặc cước ni lông làm vách ngăn, vì chim sẽ lầm tưởng là thức ăn, dễ dẫn đến thủng ruột hoặc thắt diều.
Vệ sinh chuồng: chuồng công phải luôn khô thoáng để phòng tránh bệnh. Dùng cát vàng rải nền chuồng để hút ẩm, công không bị bẩn, và phòng ngừa giun,sán. Nếu có điều kiện bạn có thể thiết kế thêm phần sân phía trước để công có chỗ tắm nắng, vận động.
Việc xây dựng chuồng trại nuôi công đơn giản, ít chi phí, chỉ cần đảm bảo được tiêu chuẩn sạch, thoáng và khô ráo để các cá thể công luôn khỏe mạnh, ít bệnh tật là được.
Xem Thêm:
- Kinh nghiệm “vàng” chăm sóc ngỗng thịt (9 views)
- Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim trĩ bóc trứng (8 views)
- Kỹ thuật nuôi Chim Công sinh sản (8 views)
- Quy trình tiêm phòng vắc xin cho gà, vịt (8 views)
- Điều kiện để ấp trứng gia cầm (8 views)
- Nguyên tắc, quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng chăn nuôi (7 views)
- Ảnh hưởng của chế độ ấp và một số điều kiện khác đến sự phát triển phôi và tỷ lệ ấp nở (7 views)
- Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng chim trĩ (7 views)
- Kỹ thuật nuôi vịt trời sinh sản (7 views)
- Kinh Nghiệm nuôi chim trĩ (7 views)
Có thể Bạn Quan Tâm
Kinh nghiệm “vàng” chăm sóc ngỗng thịt
📍 Kinh nghiệm chăm sóc ngỗng thịt – Bí quyết vàng cho hiệu quả kinh tế cao Nuôi ngỗng thịt đang trở thành một mô hình chăn nuôi mang lại...
Th7
Thức ăn cho chim công
Chim công hiện nay có giá trị rất cao trên thị trường. Chim công 2 – 3 tháng tuổi đã có giá 3-4 triệu đồng/ cặp. Chim công càng lớn...
Th7
Nguyên tắc, quy trình vệ sinh, sát trùng chuồng trại và dụng chăn nuôi
Trong những năm gần đây, ở nước ta tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm diễn biến hết sức phức tạp, gây tổn thất rất lớn cho ngành chăn...
Th7
Một số bệnh thường gặp ở vịt trời và cách phòng ngừa và điều trị
Mùa mưa đến là mùa thích hợp cho việc chăn nuôi vịt trời, nhưng cũng là mùa thường xuất hiện các loại bệnh gây hại cho đàn vịt. Do vậy,...
Th7
Ảnh hưởng của chế độ ấp và một số điều kiện khác đến sự phát triển phôi và tỷ lệ ấp nở
Ảnh hưởng của chế độ ấp và một số điều kiện khác đến sự phát triển phôi và tỷ lệ ấp nở 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ Trong các...
Kỹ thuật chăm sóc và nuôi dưỡng chim trĩ
Chim trĩ non mới đẻ ra rất khó chăm sóc, nếu không có kỹ thuật và sự am hiểu thì tỉ lệ chết là rất cao có khi hết cả...
Th7
Một số bệnh thường gặp trên gà và chim Trĩ, biện pháp phòng trị
Chim trĩ đỏ có sức đề kháng cao với bệnh tật và có sức chịu đựng tốt với điều kiện nắng nóng nhưng chịu lạnh kém. Chim trĩ đỏ cũng...
Th7
Kỹ thuật nuôi vịt trời sinh sản
Chọn vịt trời sinh sản: Chọn vịt lên giai đoạn sinh sản lúc 21 – 22 tuần tuổi. Thời điểm này tỷ lệ loại thải thấp hơn thời điểm chọn...
Th7
Quy trình tiêm phòng vắc xin cho gà, vịt
Chăn nuôi gia cầm ngày nay phát triển rất mạnh. Bên cạnh đó, các loại dịch bệnh như Newcastle, tụ huyết trùng, cúm gia cầm… vẫn còn xảy ra gây...
Th7
Chia sẻ kinh nghiệm kỹ thuật ấp trứng đa kỳ cho các loại máy ấp trứng tự động
Thực tế hiện nay nhiều bà con đang sử dụng máy ấp trứng tự động điều đang gặp một thực trang là khi thực hiện ấp đa kỳ với máy...