Kinh nghiệm “vàng” chăm sóc ngỗng thịt

Ngày nay việc nuôi ngỗng thịt sẽ giúp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. Sau đây, Vườn Chim Việt sẽ chia sẻ đến bạn kinh nghiệm “vàng” chăm sóc ngỗng thịt để công việc này không còn là vấn đề khó khăn với mỗi chúng ta.

Kinh nghiệm “vàng” chăm sóc ngỗng thịt

Kinh nghiệm chọn con giống tốt

Ngỗng thuộc loại gia cầm dễ nuôi, ít bị bệnh, hay ăn, chóng lớn. Thức ăn chủ yếu từ rau, củ. Với ngỗng nuôi lấy thịt khoảng 4 đến 8 tháng là đã cho thu hoạch từ 4 đến 7kg.

Có nhiều giống ngỗng khác nhau như: ngỗng trắng, ngỗng xám vằn, ngỗng loại chân thấp, ngỗng loại chân cao… Nếu nuôi theo đàn nên chọn giống ngỗng xám vằn là loại chân to, đi khoẻ và rất chịu kiếm ăn.

Chọn ngỗng con mới nở có bộ lông phải mịn, sáng, có lỗ hậu môn gọn gàng, khô ráo, mắt ngỗng phải sáng, trông nhanh nhẹn và ăn uống bình thường.

Nếu chọn hình thức nuôi ngỗng cái đẻ để lấy con giống thì phải chọn con có đặc điểm mắt đen, to, sáng, có cổ nhỏ dài, loại có ngực gọn mình dài, bụng dưới phải nở nang, đặc biệt phao câu phải to. Những con có đặc điểm này thường mắn đẻ và ấp khéo. Đối với loại ngỗng đực chọn nuôi để làm giống thì phải chọn những con có cổ dài, ngực nở, có hai chân cao, thân dài, lỗ hậu môn có màu hồng.

Kinh nghiệm chăm sóc ngỗng ở thời kỳ ngỗng con

Ngỗng con là thời kỳ được tính từ lúc nở đến lúc được 30 ngày tuổi. Đây là thời kỳ đòi hỏi chế độ chăm sóc một cách cẩn thận bởi vì ngỗng giai đoạn này còn non nên rất yếu, ăn uống còn chưa quen, khả năng thích ứng cũng rất kém.

Giai đoạn khi ngỗng mới nở, lông còn ướt nên giữ ngỗng trong thúng hoặc dùng cót để quây lại, dưới có một lớp rơm, trên được che vải thưa. Sau khi ngỗng khô lông thì được bắt ra ràng và tập cho ngỗng ăn. Giai đoạn ủ lông khô thường kéo dài khoảng 10 đến 12 giờ. Nhiệt độ chuồng nuôi cần duy trì từ 28 đến 30 độ C, cần thắp bóng điện để sưởi ấm nếu trời lạnh.

Trong tuần đầu tiên cần tránh cho ngỗng ra ngoài vì ngỗng vẫn còn yếu. Thức ăn cần thiết là bột ngô, gạo, mỳ… và trộn với rau xanh rửa sạch băm nhỏ (có thể dùng rau diếp và xà lách). Lượng thức ăn mỗi con là 50g thức ăn tinh + 100g rau xanh và được chia mỗi ngày thành 4 bữa (sáng – trưa – chiều – tối) cho ngỗng ăn dần từng ít một, khi ăn xong cần cho uống nước sạch ngay.

Bắt đầu từ tuần thứ 2 trở đi có thể thả ngỗng ra ngoài ở các bãi cỏ để ngỗng tự vặt cỏ ăn. Kể từ thời kỳ này, lượng thức ăn dùng cho ngỗng cũng tăng dần: 70g thức ăn tinh + 120g rau cỏ xanh mỗi ngày.

Qua 2 tuần tuổi, ngỗng bắt đầu giảm bớt thức ăn tinh và tăng dần rau cỏ xanh. Thời kỳ này cũng là lúc tập dần cho ngỗng ăn thêm thóc và khoai băm nhỏ. Chúng ta cũng có thể thả ngỗng đi ăn ở những bãi xa hơn. Khi qua 30 ngày tuổi cũng là lúc ngỗng kết thúc giai đoạn ngỗng con và chuyển qua thời kỳ ngỗng choai.

Kinh nghiệm chăm sóc ngỗng ở thời kỳ choai

Lúc này do đã trải qua giai đoạn ngỗng con nên ngỗng choai sẽ dễ nuôi hơn, chúng mau lớn, phàm ăn và cũng ít bệnh tật hơn. Nếu là ngỗng nuôi thịt thì có thể nuôi kiểu chăn thả từ vài chục cho đến hàng trăm con. Đàn ngỗng nuôi phải đảm bảo cùng lứa để chúng được phát triển đồng đều và thuận tiện trong việc chăm sóc. Sẽ tiết kiệm hơn nếu chúng ta nuôi ngỗng vào vụ mùa, khi lượng thức ăn ngoài đồng sẵn có. Bên cạnh đó, chúng ta nên bố trí ao hồ để khi ăn no, ngỗng sẽ được uống nước và bơi lội. Với những con ngỗng thường xuyên được tắm và bơi lội sẽ cho bộ lông mượt và trông sẽ béo tốt hơn.

Nếu chúng ta nuôi ngỗng không trùng với mùa gặt lúa thì cuối ngày chăn thả cần cho ngỗng ăn thêm thóc, cám gạo, ngô, khoai hay là sắn băm nhỏ. Ngoià ra, chúng ta cũng có thể cho ngỗng ăn thêm các loại bã đậu, bỗng rượu hay cám công nghiệp nếu như có điều kiện (những loại thức ăn này rất tốt).

Kinh nghiệm chăm sóc ngỗng giai đoạn vỗ béo

Tuỳ vào điều kiện của từng gia đình khi nuôi mà có thể cho xuất chuồng sau khoảng từ 90 đến 150 ngày tuổi. Để tăng được trọng lượng cũng như chất lượng ngỗng, chúng ta cần tiến hành công đoạn vỗ béo cho ngỗng trước khi xuất chuồng. Chuồng để nuôi ngỗng trong giai đoạn này cần có các ngăn nhỏ để nhốt mỗi con vào một ngăn. Chuồng phải kín gió và thông thoáng, cần tránh ánh nắng chiếu trực tiếp chiếu vào chuồng, nên giữ yên tĩnh cho khu chuồng nuôi.

thời kỳ này, chúng ta cũng cần lưu ý bổ sung cho ngỗng ăn tăng lượng thức ăn tinh và giảm vận động. Thời gian thực hiện vỗ béo kéo dài từ 12 đến 15 ngày trước khi bán, không nên kéo dài quá bởi sẽ tốn thức ăn mà hiệu quả lại không cao.

Ngỗng đặt chuẩn khi nuôi 3 đến 4 tháng có trọng lượng từ 4 đến 4,5kg, với ngỗng ngoại nhập thì có thể cao hơn từ 4,5 đến 5kg. Nếu mọi yêu cầu đều được đảm bảo đúng quy trình và nghiêm ngặt thì có thể rút ngắn được thời gian nuôi hay tăng trọng lượng ngỗng khi xuất chuồng.

Vườn Chim Việt, địa chỉ cung cấp ngỗng chất lượng và uy tín

Vườn Chim Việt là cơ sở rất có uy tín trong việc nuôi và cung cấp các loại giống chim, gà quý hiếm, trong đó có ngỗng. Đây là cơ sở tư nhân đầu tiên của nước ta được cấp phép nuôi các giống chim, gà quý hiếm và luôn đảm bảo về chất lượng với giá cả cạnh tranh và chính sách hỗ trợ khi có rủi ro cho khách hàng.

Khi đến với cơ sở, bạn sẽ được thăm quan tìm hiểu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc chăn nuôi ngỗng cũng như nhiều các loại chim gà khác.

Địa chỉ liên hệ của Vườn Chim Việt:

Cơ sở 1:          Tại xã Nhân Thịnh thuộc huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam.

Cơ sở 2:          Tại Khu Sinh Thái thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.

Điện thoại:      0977.774.677 hoặc  09427.12345

Website:          http://vuonchimviet.com

Emai:              [email protected]