Trong bữa ăn của các bậc vua, chúa ngày xưa bên tàu cũng như bên ta đều có những món ăn được ghi là “Bát bửu” (8 món ăn quý) chỉ có bậc vua chúa mới dùng..
“Bát bửu” là tám món ăn quý hiếm. Nó gồm: Nem công: Công là một loài chim sống ở các cây cao hoặc gò cao. Vì sao nem công được liệt vào danh mục “bát bửu”? Theo các vị đông y sĩ thịt công có tính giải độc. Thịt công vào máu sẽ có khả năng giải các thứ độc tố mà người ăn lỡ ăn phải. Nem là một món ăn đặc biệt của người Việt được chế biến không qua nấu nướng. Thực phẩm tự chín bằng sự lên men vi sinh do sự tác động của các gia vị nóng (riềng, tỏi, tiêụ…) phối hợp vào nguyên liệu chính là thịt đùi công được giã mịn. Làm nem chọn thịt đùi,nem sẽ dai ngon. Chả phụng: Phụng là chim đực. Chim cái được gọi là Loan. Loài chim phụng chỉ sống ở núi cao, ít người trông thấy. Thịt phụng được giã mịn, nêm gia vị, gói vào lá chuối thật kín rồi hấp chín. Cũng như thịt loài chim công, thịt chim phụng vừa có chất dinh dưỡng, vừa có tác dụng dược tính nhằm bảo vệ tối đa sức khỏe.”
Đó là 2 món ăn quý hiếm mà người dân không có. Ngoài ra còn có các món “bửu” khác như sau: Da tây ngưu: Loại thú tây ngưu hay còn gọi là tê ngưu, tê giác sống ở trong các rừng sâu, ăn toàn loại cây cỏ có gai. Da tây ngưu rất cứng, dày, duy nhất ở nách của con vật có một đám da rất mỏng. Phần da nách ấy, ngâm nước cho mềm, nấu thành món ăn ngon và bổ dưỡng. Bàn tay gấu (Hùng chưởng): Gấu có sức mạnh, tuy thân thể nặng nề nhưng leo cây rất giỏi, thích ăn mật ong. Vào mùa đông, gấu ở trong hang không ra ngoài, không có thực phẩm chỉ liếm bàn tay (hai chân trước) để sống. Bàn tay gấu là một món ăn trong bát bữu. Gân nai: Giống nai đực có sừng (gạc). Vào mùa hạ nai đực rụng sừng. Sừng non của nai gọi là lộc nhung, là một vị thuốc tráng dương, bổ thận, tăng sinh lực. Gân nai được dùng để chế biến món ăn. Khi làm thịt, dùng lửa thui đùi nai, cạo sạch lông. Cho vào nước luộc mềm. Dùng dao nhọn xẻ tách gân ra khỏi phần bắp thịt. Cho gân nai ngâm trong nước có pha muối và giấm cho mềm. Khi gân đã mềm, cắt khúc, hầm chung gân nai trong nước luộc gà (chicken broth) với tôm khô, măng, củ đậu, chả lụa….v.v. Môi đười ươi: Đười ươi là một giống khỉ lớn, có thể đi bằng hai chân như người. Môi đười ươi dùng chế biến các món sơn hào dâng vua chúa. Thịt chân voi: Thịt voi rất nhạt nhẽo, “mười voi không được bát nước xáo”. Khi voi chết, người ta chỉ lấy ngà voi; ở bàn chân voi có một lớp thịt gân rất mềm, chế biến thành món ăn. Yến sào: Là tổ của loài chim yến (én biển) là một thực phẩm cao cấp quý giá. Yến sào có nhiều loại, mỗi loại đều có giá trị khác nhau nhưng tất cả đều có giá trị dinh dưỡng cao. Các hải đảo tại Nha Trang có nhiều tổ yến (yến sào). Theo tài liệu ghi Việt Nam là 1 trong 8 quốc gia trên thế giới có yến sào. Yến sào có mùi tanh, vị nhạt nhạt nhưng ăn nó sẽ được bồi bổ thần kinh, gân cốt, chữa bệnh kiết, chống suy nhược và kéo dài tuổi thọ. Yến sào phải được chế biến và nấu cùng các loại thuốc trong Đông y. Các món ăn thường được chế biến: Chè yến sào hạt sen, bồ câu tiềm yến sào…v.v (nguồn: Bát trân trong ẩm thực cung đình Việt Nam-Hoàng Thị Như Huy- Văn hóa Nghệ thuật ăn uống).
Đối với người Trung hoa, tám món ăn (hay mười món) ăn quý nhất Trung Hoa có thể kể như sau: Đời nhà Đường (618-907) thì có Bát trân, nhưng đến đời nhà Tống (950-1275), nhà Minh (1368-1628) thì lại ghi Bát trân khác đời Đường. Bát trân của đời Đường là: Gan rồng, Chả phụng, bao tử cọp, đuôi cá chép, chả thịt cú, môi đười ươi, bàn tay gấu, vành (mí) mắt heo con. Bát trân của đời nhà Tống và nhà Minh là: Gan rồng, Chả phụng, chim Dủ Dỉ (trỉ), đuôi cá lý ngư (cá chép), môi đười ươi, thỏ hà nàm (còn nằm trong bụng mẹ), Vành mí mắt heo sữa, bàn tay gấu.
Đời Tần và Hán có Thập trân : Nem Công . Trả Phượng. Da Tây ngu (tê giác) Tây Tạng. Tay gấu Mông Cổ. Gân hươu Liêu Ninh. Mí mắt đười ươi Hiệp Tây. Chân voi Thanh Hải. Yến sào Tây Sa. Trùng thảo Quảng Tây. Trúc sáng Vân Nam.
Nem Công là nem làm bằng da và thịt con công được 36 tháng . Mật
công rất độc, nhưng thịt và da công thì có thể giải được hết thảy các thứ độc do thời khí gây nên. Chả phượng là đem một con trĩ trống và một con mái, lựa giống đỏ , đen hay trắng, đuôi dài, , đem cắt tiết rồi nhổ lông sống, bỏ da lấy thịt nạc. Thịt nạc cắt thành miếng nhỏ, cho vào cối đá mà quết. Gia vị có nước mắm, tiêu, xì dầu, một chút hàn the tán nhỏ, một chút mật ong (hay đường trắng), và cứ năm phần thịt phượng thì cho vào một phần mỡ gà trống thiến, rồi tiếp tục quết đến bao giờ thành chảnhuyễn mới thôi. Nặn chả ấy thành viên bằng ngón tay cái, để vào nồi hấp cách thủy cho thịt vừa chín tới; đoạn lấy mỡ gà trống thiến đun chảy ra, rồi mỡ đương sôi thì cho chả vào chiên vàng. Món da tê giác: Tại miền rừng núi ở về phía tây Trung Hoa như chân dãy núi xứ Tây Tạng, khí hậu ẩm thấp, trong những rừng cây thưa thớt có một loài heo rừng đặc biệt gọi là con tây ngu, hay tê giác. Da tây ngu dầy; tuy nhiên, da ở nách hai chân trước và háng hai chân sau là mềm. Muốn săn phải đánh bẫy. Người ta đốt rừng dồn nó đến chỗ đầm lầy, bị sa lầy xuống sình, lúc bấy giờ dùng giáo mác mà đâm vào nách, vào háng nó. Thịt tê ngưu dai, ăn không ngon. Chỉ có da nách của nó là ăn được. Đem da tươi cạo hết lông, lọc hết mỡ; rồi ban ngày đem phơi nắng, tối lại sấy lửa đến 100 ngày. Đoạn tẩm rượu Mai quế lộ một tháng rồi đem phơi khô, cất vào hộp bằng bạc hay vàng. Khi làm thức ăn phải ngâm da vào nước tro thảo mộc bảy ngày đêm, rửa sạch hấp cách thủy cho chín. Sau đem thái mỏng để ăn như nem, giòn và thơm. Tay gấu Mông Cổ là bàn tay của con gấu ở xứ Mông Cổ. Tại miền bắc Trung Hoa, ở rừng xứ Mông Cổ có loại gấu nâu và gấu trắng rất to lớn. Cứ đến mùa đông, gấu này vào hang hay khe đá, bụi cây mà ngủ trong 3 đến 6 tháng. Khi đông tàn, tuyết tan, xuân đến, gấu thức dậy. Người ta cho rằng hai bàn tay của gấu đã thu được âm dương của trời đất khi nó ngủ, chính vì thế mà người ta chuộng bàn tay gấu mà gọi là “hùng chưởng”. Ăn tay gấu sẽ được khỏe mạnh, sống lâu. Người ta lại cho rằng khi bắt được gấu thì các chất tinh khiết của mạch nó đều chạy lên cả hai bàn tay. Đây cũng là lý do để làm cho món tay gấu thành ra quý, bổ. Muốn làm món tay gấu phải nhúng bàn tay gấu vào mỡ gấu đun sôi đủ một trăm lần để làm lông. Lấy gân trong bàn tay ngâm vào nước nhựa trái đu đủ trong một ngày một đêm, rồi lại ngâm vào nước tro một ngày. Bấy giờ mới đem rửa gân và da gang bàn tay bằng rượu, rồi nấu các vị thuốc bổ, trong đó có huỳnh kỳ, khởi tử, hoài sơn, v.v…Gân hươu Liêu Ninh là gân con hươu ở Liêu Ninh làm món ăn. Hươu ở miền núi Liêu Ninh có tiếng là quý. Vì hươu ở đây được ăn ngon một giống nhân sâm mọc trong rừng. Gân hươu có thể làm ra nhiều món ăn. Gân hươu khô đem ngâm với nước tro bếp một đêm. Hôm sau cho vào nồi nước, đun sôi trong hai giờ. Khi gân mềm rửa sạch rồi cắt thành từng khúc nhỏ, chẻ ra làm bốn năm miếng. Lấy thịt gà nạc, thịt bắp đùi heo, hành, nấm hương, đậu xanh, mướp hương, sáng sấu (chanh hay muốn tiêu), muối rang và bốn vị thuốc bắc là khởi tử, hoài sơn, đại táo, hùng kỳ, cho gân hươu vào nấu chín mềm là thành món ăn. Mí mắt đười ươi Hiệp Tây. Tại rừng rậm tỉnh Hiệp Tây có một loài đười ươi lớn, tay dài, mặt trắng, lông nâu và có đôi mắt và đôi môi rất to. Đây là một giống khỉ lớn, đi bằng hai chân rất mau và có một sức khỏe kinh khủng. Mí mắt, môi đười ươi phơi khô để làm thức ăn. Chân voi Thanh Hải. Chân voi tuy lớn, trong gang bàn chân của nó có một lớp thịt rất mềm; sau lớp thịt ấy có nhiều dây thần kinh thật tinh vi. Chính lớp thịt ấy, người ta lấy để làm món ăn, vì nó ngon giòn, và chữa khỏi bịnh gân cốt. Thịt trong bàn chân voi hầm một ngày một đêm, nấu với các vị thuốc và ăn cùng với rau câu (thạch). Thạch sẽ dẫn chất bổ của thịt chân voi đi khắp cơ thể một cách nhanh chóng. Yến sào Tây Sa là món yến tìm thấy trên hòn đảo Tây Sa (Hoàng sa). Ngoài ra, yến còn sống rải rác trên các hải đảo chạy dài từ đảo Vinh Sơn, tỉnh Quảng Bình, cù lao Chàm, Đà Nẵng, vách đá các đảo ngoài khơi Nha Trang, và vịnh Cam Ranh. Tổ yến làm bằng một thứ rong biển đặc biệt được trộn với nước miếng của chim yến khi làm tổ. Người Á Đông công nhận là món ăn bổ, ngon; và cũng vì các tính chất quý ấy mà ổ yến được liệt vào một món ăn đắt nhất. Yến làm tổ nơi những chỗ cheo leo trên vách đá. Nó có nhiều màu, ở trên cao, ổ màu trắng, ở phía dưới ẩm thấp hơn thì ổ màu xám hay màu xanh lợt, màu da cam hoặc đỏ như máu. Ổ yến đỏ gọi là huyết yến là loại quý nhất, vì người ta cho rằng: ổ sở dĩ đỏ là vì làm bằng nước dãi và máu của chim yến mẹ đã hy sinh làm ổ bằng máu của nó. Thật ra ổ yến đỏ này không phải là do huyết mẹ mà vì chim đã làm ổ này bằng một thứ rong biển đặc biệt lấy ở ngoài khơi, loại rong biển này màu đỏ.
Các nhà bác học phân chất trong ổ yến có nước vị toan của miệng và dạ dày chim là chất làm cho thức ăn dễ tiêu, lại có thêm chất đường, chất nhựa tròng trắng trứng gà và sinh chất cùng hóa chất của muốn biển của loài hải rong là loại có nhiều i-ốt và lân tinh. Muốn ăn yến, người ta ngâm yến vào nước nóng, cho dầu phộng vào nước để lọc hết lông và chất dơ, nhặt hết lông yến bằng tăm, nấu với nước lèo bằng thịt gà, thịt chim hay đường phèn…
Trùng thảo Quảng Tây: Theo người dân vùng núi tỉnh Vân Nam thì có một thứ rễ cây tự nhiên biến đổi thành con sâu và sâu ấy có chất bổ đặc biệt. Ăn nó sẽ trừ được bá bịnh, nhứt là về lao lực. Nhưng có người lại cho rằng đó là hình con sâu sống ở trên loại cây bổ như cây nhân sâm trên rừng hay cây tam thất. Vì ăn nhiều chất bổ của hai loại thảo mộc ấy nên tự nhiên biến thể vào thành ra rễ cây giống như rễ cây sâm hay rễ cây tam thất. Nhưng lại có thuyết cho rằng trùng thảo là một con tằm dại sống trên một vài cây thuộc loại nhân sâm, nhứt là cây đinh lăng rừng. Khi thời tiết đổi thay bất thường, có nhiều con sâu bị một thứ nấm (tống cú) xuất hiện, mọc trên đầu, trên cổ, dưới phía đuôi. Trước còn nhỏ, ngắn; sau dần mọc dài ra, con tằm dại ấy bị cây hút hết thịt rồi ít lâu chết lăn xuống đất, người ta vào rừng nhặt các sâu ấy đem về sao tẩm thành một loại thuốc bổ và chữa những chứng nan y có công hiệu.
Món ăn trùng thảo khó tìm được, vì họa hoằn có năm tằm dại bị nấm ăn mới có, nên rất đắt tiền. Người ta thường bắt sâu tươi về phơi khô để dành hoặc làm món ăn. Nấu với vi yến hoặc đem chiên giòn với mỡ gà trống thiến.
Trúc sáng Vân Nam là màng mỏng ở trong giống cây trúc rừng. Người ta cho rằng những khóm trúc nào đã mọc được 100 năm bên bờ suối thì mới có trúc sáng. Nhưng theo những nhà bác học thì trúc sáng không phải là màng mỏng ruột cây trúc mà là một thứ nấm mọc ở gốc cây tre, cây trúc. Nấm này hình dài, mỏng như lụa, có trổ nhiều lỗ như màng nhện. Nếu ta thả vào chậu nước nóng ma xem thì thấy rõ hình cây nấm. Chân nấm dày, mình mỏng, lỗ hoa to lớn, đầu như chụp nón mỏng. Theo sách Đông y, người Trung Hoa biết lấy nấm trúc sáng để làm thuốc giải độc, lọc máu và nhuận trường từ thời xa xưa. Cũng như các vị thuốc quý, ngày nay trúc sáng đã thành món ăn ngon và bổ . Trên đây là những thứ cực xa xỉ của vua chúa ngày sưa mà mỗi lần đọc lại chúng ta đều phải nên án .Tuy nhiên trong cuộc sống hiện đại chúng ta nên trọn lọc và tiếp thu những thông tin đó như một kiến thức khoa học thực thụ để khi có điều kiện về kinh tế dư giả thử làm vua cũng tốt
.Nguồn sưu tầm