Phượng – Hoàng dấu ấn văn hóa Việt

Cũng giống như Rồng, phượng hoàng hay một hình tượng đặc biệt trong văn hóa Việt, cả hai cùng nằm trong bộ Tứ Linh và hơn thế chúng còn là một cặp đối xứng biểu trưng cho những gì tốt đẹp, cao quý nhất. Nhưng không như rồng, vốn có nguồn gốc từ phương Bắc, Phượng Hoàng có thể là sản phẩm của cư dân phương Nam.

images694075_phuong_hoang

 Phượng Hoàng xuất hiện từ rất sớm trong văn hóa Trung Hoa. Hơn 7 ngàn năm trước, hình tượng Phượng Hoàng đã xuất hiện trên các đồ gốm. Đó là một loài chim lớn, hình dáng cân đối mạnh mẽ, cổ dài, đuôi dài mà người ta cho rằng có thể là một loài chim có thật, vốn được người dân thờ như một hình thức tô tem giáo bản địa. Nhưng một số nhà nghiên cứu lại cho rằng phượng hoàng có nguồn gốc từ phương Nam, mà cụ thể là từ đất Viêt Nam. Tư Mã Thiên trong bộ sử kí nổi tiếng đã ghi rằng: “ Năm Tân Mão thứ sáu 1.110 TCN, đời Thành Vương nhà Chu, họ Việt Thường thị ở bộ Giao Chỉ sai sứ dâng chim trĩ trắng. Sứ giả không thuộc đường về Chu Công cho 5 cỗ xe làm theo lối chỉ Nam, theo đường ven biển về nước, đi tròn năm mới về tới nơi”. Chim trĩ trắng sau đó mới chuyển thành hình tượng phượng hoàng, loài chim tượng trưng cho sự đoan trang, cao quý và sắc đẹp của người phụ nữ.

Thực ra phượng hoàng là hai con chim trống – mái của một loài chim. Trong ngũ hành hay thuật phong thủy, người ta hay lấy phượng hoàng làm một đôi hay hướng mặt vào nhau, tượng trưng cho phương Nam. Nhưng về sau tên gọi phượng hoàng không còn phân biệt mà dùng chỉ chung cho loài chim linh điểu cao quý nhất trong thế giới loài chim.

Trong văn hóa Việt, hình tượng phượng hoàng xuất hiện từ rất sớm. Có người cho rằng hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên. Đó là loài chim thần đang bay lượn trong điệu mùa của vũ trụ để vạn vật sinh sôi, hòa hợp. Nếu đúng như vậy, từ buổi nguyên thủy phượng hoàng là linh điểu trong tô tem của người Việt cổ.

Hình tượng chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn chính là sự khắc họa có tính điển hình đầu tiên. (ảnh nguồn internet)

Sau khi tiếp nhận ảnh hưởng của văn minh Trung Hoa, phượng hoàng có những thay đổi nhưng vật là linh vật quan trọng hàng đầu và là biểu tượng của phương Nam. Phượng hoàng là Thái âm hợp với rồng Thái dương để tạo nên một cặp đối xứng âm – dương trong tứ tượng.

Phượng hoàng là linh điểu nên cũng giống như rồng, nó là sự tập hơp những nét ưu việt nhất của các loài vật như đầu gà, hàm én, cổ rắn, lưng rùa, đuôi cá… thân mang 5 màu của ngũ hành là đen, trắng, xanh, đỏ và vàng. Đồng thời biểu trưng cho sáu yếu tố của vũ trụ: đầu là trời, mắt là mặt trời, lưng là mặt trăng, cánh là gió, chân là đất và đuôi là các hành tinh…Chính vì vậy phượng hoàng múa là biểu trưng của vũ trụ đang vận hành.

Trong kiến trúc và trang trí, hình tượng phượng hoàng có sớm không kếm gì rồng, thậm chí còn phổ biến và đa dạng hơn nhiều, sự chau chuốt và chất nghệ thuật cũng hơn hẳn. Phượng hoàng trên nóc cung điện thới Lý – Trần, được tạo hình với số lượng rất lớn. Và đạt đến trình độ tinh xảo tuyệt vời. Ngày nay được ngắm những đầu chim phượng hoàng bằng gốm khổng lồ vốn được phát hiện tại khu Hoàng Thành Thăng Long – Hà Nội, ai cũng trầm trồ kinh ngạc về kích thước và chất nghệ thuật của chúng. Không biết có phải vì sức ảnh hưởng quá lớn của phượng hoàng mà thành Thăng Long hồi ấy cũng gọi là Phượng Thành, về sau là Long Phượng Thành. Từ thời Lê phượng hoàng bắt đầu ảnh hưởng sâu sắc hơn vào đời sống cung đình. Phường hoàng thường được gắn với hoàng hậu, phi tần, công chúa… trong khi rồng là biểu tượng của nhà vua. Ngay cả áo mão của nữ giới trong cũng gắn với hình ảnh của phượng, nhưng khác về cấp độ và số lượng trang trí. Đén thời Nguyễn thì các quy định trở nên vô cùng chặt chẽ. Mão đại chiều của của hoàng hậu có gắn 9 con chim phượng bằng vàng, xiêm y cũng như vậy nhưng được thêu bằng chỉ vàng, kim tuyến. Từ bậc quý phi đến cung tần, tiệp dư…thì căn cứ vào thứ bậc để giảm số lượng và mức độ trang trí.

                                                 Hình Rồng chơi với Phượng trong kiến trúc Huế xưa (ảnh nguồn internet)
Trong kiến trúc, hình tượng phượng hoàng xuất hiện khắp nơi. Thành Gia Định từ thời Minh Mạng đến thời Tự Đức (1836 – 1859) kinh đô được gọi là Phụng Thành (Đàng Trong gọi phượng là phụng). Tòa thành này đã bị thực dân Pháp san phẳng khi đánh chiếm Nam Bộ. Tại kinh đô Huế, toàn bộ phần kiến trúc gỗ bên trên cổng chính Ngọ Môn của hoàng thành có tên là lầu Ngũ Phụng. Mọi người thắc mắc vì sao dân ca Huế có câu: “Ngọ Môn 5 cửa 9 lầu” mà lại gọi là lầu Ngũ Phụng?

Như vậy có thể nói hình tượng Rồng – Phượng có một sức sống mãnh liệt, thiêng liêng trong đời sống văn hóa tâm linh, kiến trúc của người Việt, thể hiện sức mạnh uy quyền tối cao.

Thảo Phương – TTVN