Đặc sản chim Sâm Cầm

Sâm cầm một món ăn được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, một thời là vật phẩm tiến vua chỉ dòng dõi quý tộc mới được thưởng thức. Thịt sâm cầm với đặc tính thịt mềm, đỏ tươi, giàu đạm nên được coi là đại bổ và được nhiều thực khách săn đón.
Sâm cầm là một loại chim di thực. Không rõ quê gốc chúng ở đâu, chỉ biết cứ đến cữ rét, chúng từ phương Bắc bay về. Trước đêm về đến hồ Tây, loài chim này thường sà xuống khu đầm lầy dày đặc ở vùng ngã ba sông Hồng – Thao – Lô. Khi về hồ Tây, chúng ở lại kiếm ăn trong suốt mùa đông, đến khi có những trận nắng hè sớm mới cất mình cùng đàn bay về phương Bắc.
Sâm cầm còn gọi là chim sâm. Ở miền thượng du, nó được gọi là chim cốc (vộc). Loài chim này có thể lặn, mò như cốc nhưng lại không thuộc dòng này. Sở dĩ loài chim này chọn hồ Tây và ở lại cả mùa đông vì ở đây có củ ấu và những đám tôm đồng, những thức ăn khoái khẩu của chúng. Cả một vụ đông, chúng bay cả đàn, đông đặc hàng trăm con, lúc ở góc đầm làng ven hồ này, lúc sang làng ven hồ khác. Chúng thường tập trung ở đầm đất Nghi Tàm, lùng ăn trên các bãi ấu non, đầm nước ven bờ, những nơi tụ họp nhiều tôm, cá nhỏ.
Sâm cầm một món ăn được xếp vào hàng cao lương mỹ vị, một thời là vật phẩm tiến vua chỉ dòng dõi quý tộc mới được thưởng thức. Thịt sâm cầm với đặc tính thịt mềm, đỏ tươi, giàu đạm nên được coi là đại bổ và được nhiều thực khách săn đón.
Sâm cầm là một loại chim di thực. Không rõ quê gốc chúng ở đâu, chỉ biết cứ đến cữ rét, chúng từ phương Bắc bay về. Trước đêm về đến hồ Tây, loài chim này thường sà xuống khu đầm lầy dày đặc ở vùng ngã ba sông Hồng – Thao – Lô. Khi về hồ Tây, chúng ở lại kiếm ăn trong suốt mùa đông, đến khi có những trận nắng hè sớm mới cất mình cùng đàn bay về phương Bắc.
Sâm cầm còn gọi là chim sâm. Ở miền thượng du, nó được gọi là chim cốc (vộc). Loài chim này có thể lặn, mò như cốc nhưng lại không thuộc dòng này. Sở dĩ loài chim này chọn hồ Tây và ở lại cả mùa đông vì ở đây có củ ấu và những đám tôm đồng, những thức ăn khoái khẩu của chúng. Cả một vụ đông, chúng bay cả đàn, đông đặc hàng trăm con, lúc ở góc đầm làng ven hồ này, lúc sang làng ven hồ khác. Chúng thường tập trung ở đầm đất Nghi Tàm, lùng ăn trên các bãi ấu non, đầm nước ven bờ, những nơi tụ họp nhiều tôm, cá nhỏ.

Tên gọi Sâm Cầm

Tên gọi sâm cầm bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa như sau: Ở một làng nọ, nhân dân bỗng mắc chứng bệnh kỳ lạ khó chữa. Người bệnh cứ ốm dần, ốm mòn rồi chết mà không có thuốc nào chữa được. Có cô con gái người thợ săn chợt nhớ đến câu chuyện mà cha kể lại trước đây rằng, ở trên dãy núi Trường Bạch có một loài chim thường ăn rễ của một loài cây cỏ nhỏ, ưa bóng râm và kỵ nước. Do ăn loại rễ cây này mà chim đã chống chịu được thời tiết khắc nghiệt và bệnh tật.
Cô lập tức lên đường đi tìm thuốc quý về chữa bệnh cho dân làng. Vượt qua bao đỉnh núi mây phủ, giữa tiết trời băng giá, cô đã đến được núi Trường Bạch, nhưng sức đã kiệt và thiếp đi. Khi tỉnh dậy, cô nhìn thấy mấy con chim đang đào bới rễ một gốc cây nhỏ gần đó để ăn. Cô nghĩ ngay đó là loài cây mình đang tìm kiếm, bèn bò đến, đào rễ ăn ngấu nghiến vì đang đói và khát.
Thật kỳ lạ, ăn xong, cô thấy người tỉnh táo và khỏe khoắn hẳn lên. Cô rất mừng, bèn đào một số rễ đem về làng phân phát cho những người đang ốm. Thế là nhờ uống rễ cây này mà dân làng thoát chết và dịch bệnh tiêu tan. Từ đó, người ta đặt tên cho cây thuốc quý đó là nhân sâm và loài chim sinh sống bằng rễ cây này là sâm cầm.

Đặc điểm chim sâm cầm

Sâm cầm là một loài chim cỡ trung bình, nặng 0,5-0,8 kg, thân bầu, to hơn con le le và nhỏ hơn con vịt trời. Đầu và cổ phủ lông đen, mắt đỏ. Mỏ nhọn màu vàng nhạt, mào là một cục thịt rộng màu trắng ngà, hơi nhô lên. Lông ở lưng và bụng màu xám, đuôi màu thẫm hơn. Đôi cánh ngắn phớt tím. Chân cao màu lục xám nhạt, có 4 ngón, 2 ngón giữa có 3 đốt, 2 ngón bên có 2 đốt; các ngón đều có màng mỏng khá rộng.
Trọng lượng trung bình 400-500gr nhưng cũng có con nặng 700gr. Sâm cầm sống bằng thực vật tìm thấy dưới đáy ao hồ. Sâm cầm sinh sản tại nhiều vùng hồ và đầm nước ngọt ở Cựu Thế giới. Khi thời tiết băng giá vào mùa đông, sân cầm di cư về phía Nam và phía Tây.
Trên thế giới sâm cầm phân bố: ở Nam châu Âu, Tây Bắc châu Phi, Nam Liên Xô.Trung Á, Ấn Độ. Tây Bắc Mông cổ, đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Mùa đông sâm cầm di cư xuống phía Nam đến Bắc châu Phi Ấn Độ, Đông Dương, Xumatra và Java.
Việt Nam, về mùa đông sâm cầm có ở đồng bằng Bắc bộ, nhất là ở các vùng Bắc Ninh. Hải Dương, Ninh bình và cửa sông Hồng, sông Thái bình và thỉnh thoảng gặp ở Bắc Trung bộ.

Huyền thoại tiến vua

Quả đúng không chim quý nức tiếng bay xa, với những công hiệu và huyền thoại đầy màu sắc xung quanh loài chim sâm cầm đã khiến cho bậc vua quan phong kiến xưa phải săn đón, truy lùng kỳ được.
Thế kỷ thứ 19, tại Việt Nam, trong chỉ dụ của một vị vua (Tự Đức) gửi Hà Nội có ghi như sau: “Cứ như lời tâu thì sâm cầm là món ăn ngon, lại là thứ thuốc rất bổ nên sắc cho Tỉnh thần Hà Nội sức bảo dân làng Nghi Tàm hàng năm đến mùa phải có mười đôi chim tiến cống càng sớm càng hay”. Năm 1870, vì sự phản đối kịch liệt của dân thôn và “chính quyền cơ sở” ven Hồ Tây (trước những hệ lụy vì phải cống nộp đặc sản chim sâm cầm gây ra), vua Tự Đức đã dằn lòng bãi bỏ lệnh cống nạp chim tiến vua.

Loài chim gợi cảm hứng trong thi ca

Loài chim này không mang trên mình bộ lông vũ màu sắc sặc sỡ, không có dáng hình to lớn nổi trội mà nhỏ bé, thanh thoát. Nhưng nó lại là một nguồn cảm hứng thi ca cho biết bao nhà văn, nhà thơ nhiều thế hệ.
Trong dân gian thường tương truyền câu:
“Dưa La, húng Láng, ngổ Đầm
Cá rô Đầm Sét, sâm cầm Hồ Tây”
Như ca ngợi một loại đặc sản có tiếng một thời tại vùng Hồ.
Sâm cầm từng được thi thánh Cao bá Quát gọi là “nàng Tây Thi” thắng danh hàng đầu ở đất kinh kỳ, Thủ đô.
Ông Tô Hoài, nhà văn Hà Nội nổi tiếng, có câu văn rất hay viết về Hồ Tây của Thăng Long – Hà Nội nghìn năm được nhiều người thuộc:
“Hồ Tây trước mặt tôi kia, dường như làn nước bao giờ cũng mênh mang ra ngoài những áng văn tôi đã thấy. Mùa đông xám ngắt đã về rồi, từng đàn bồ nông, từng đàn sâm cầm bay như trấu vãi ngang trời…”
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, khi ra thăm Hà Nội cũng có nhắc đến sâm cầm trong ca khúc Nhớ mùa thu Hà Nội:
“Hồ Tây chiều thu, mặt nước vàng lay bờ xa mời gọi.
Màn sương thương nhớ, bầy sâm cầm nhỏ vỗ cánh mặt trời…”
Hay:
“Cành lá sấu đong đưa chờ ngọn gió
Liễu rũ mình soi sóng bóng lăn tăn
Chim sâm cầm chao liệng với sương giăng
Cõng tiếng chuông cuối chiều về cùng sóng nước”.

Đặc sản chim sâm cầm

Thịt chim sâm cầm mềm, màu đỏ tươi, được chế biến rất cầu kỳ thành những món ăn ngon đặc sắc như quay, rán, hầm, nướng quả. Do có sự tích nêu trên mà những người làm thuốc cho rằng thịt sâm cầm ăn lành, dùng riêng hoặc đem hầm với một số vị thuốc quý như đương quy, thục địa, kỷ tử, hạt sen sẽ có tác dụng bổ dưỡng cao, tăng lực mạnh. Nó rất thích hợp với người bị thiếu máu, người cao tuổi thể tạng suy yếu, phụ nữ mới sinh, trẻ em gầy còm suy dinh dưỡng.
Theo kinh nghiệm dân gian, chân sâm cầm nên cắt ra, rửa sạch, sấy khô, ngâm với rượu trong thời gian càng lâu càng tốt (có người cho rằng phải trên 100 ngày). Rượu này dùng làm thuốc mạnh gân xương, chân tay cứng cáp, bớt đau mỏi, lao động khỏe và dai sức, đặc biệt rất tốt cho những người cao tuổi.

Một số món ăn chế biến từ sâm cầm

Sâm cầm hấp
Sâm cầm hầm thuốc bắc
Sâm cầm hầm sâm
Sâm cầm nướng
Sâm cầm bao huyết
Xôi sâm cầm
Tiết canh sâm cầm