Đã khi nào bạn thắc mắc vì sao loài vịt xinh đẹp và chung thủy kia lại được mang tên là Uyên Ương? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về nguồn gốc của cái tên mang nhiều ý nghĩa này nhé.
Chuyện xẩy ra đã hai ngàn năm trước, tại vùng núi Hồng Ngụy, nơi phía bắc của núi Long Du thuộc Từ Khê – Triết Giang có một toà lầu to lớn của họ Hồng. Trong sân vườn thuộc lâu đài nhà họ Hồng có một khu vườn mang tên Hạ Lâm Uyển rất đẹp.
Trong tòa lâu đài do đại phu Hồng Phụ dựng lên có rất nhiều gia nhân, trong số đó có một người thợ làm vườn chuyên lo trồng cây và chăm sóc hoa, người này tên là Diệp Xuân. Do vợ đã mất sớm nên khi ông Diệp Xuân đến làm công cho nhà họ Hồng thì có dẫn theo một người con trai mang tên Oán Ca . Nhưng nào ngờ, ông đã không chịu được phong hàn nên đã từ trần, để lại người con bơ vơ. Oán Ca là người thông minh lại thêm tay chân siêng năng, lanh lợi, vì vậy theo cha được mấy năm nên cũng học được ít nghề làm vườn. Nay cha đã mất, không biết đi đâu nên đã xin ở lại Hạ Lâm Uyển để chăm sóc cây cỏ.
Vào một ngày mùa xuân (dịp tiết Thanh Minh), trong lúc Oán Ca đang bận chăm sóc cho cây tùng La Hán, bỗng chàng nghe thấy tiếng kêu cứu ở phía ao sen. Oán Ca vội quăng cuốc chạy đến, chàng nhìn thấy một cô gái đang chới với ở giữa ao, Oán Ca nhảy luôn xuống và kịp cứu được cô gái. Ngờ đâu, cô gái đó lại chính là thiên kim tiểu thư Ánh Muội (con gái của Hồng Phụ). Khi Oán Ca đưa Ánh Muội vào bờ, cũng chính là lúc Hồng Phụ chạy đến. Đập vào mắt ông là cảnh Oán Ca đang ôm con gái mình, ông liền quát:
“Tên nô tài to gan, còn không chịu buông tiểu thư ra. Giữa ban ngày mà mày dám chọc ghẹo con gái ông. Người đâu! Mau trói ngay tên tiểu tử này lại cho ta”.
Oán Ca thấy vậy kêu oan nhưng Hồng Phụ vì không phân biệt được phải trái đã bắt giam Oán Ca vào trong chuồng ngựa để tra khảo Tiểu thư Ánh Muội sau khi được cứu đã về phòng và thay quần áo. Nàng chạy đến bên cha khóc nức nở kêu oan cho Oán Ca.
Tuy nhiên Hồng Phụ đã rất giận giữ, ông quát:
“Im miệng ngay. Con là tiểu thư thiên kim khuê các, hà cớ làm sao lại bắt bướm trong vườn, rồi lại để cho một tên làm vườn bẩn thỉu chạm vào thân thể. Ngày mai ta nhất định phải đưa nó lên quan, nhằm tránh để lại tiếng đồn thị phi”. Nói xong, ông sai a hoàn Quế Hương đưa tiểu thư về phòng.
Về đến phòng, Ánh Muội thấy trong lòng không yên, nàng nghĩ rằng “ân nhân cũng vì mình mà gặp nạn, mình nhất định phải cứu”. Cho nên nàng đã cùng với Quế Hương bàn mưu tính kế.
Đêm canh ba, Ánh Muội cùng Quế Hương đến chuồng ngựa, nhìn cảnh Oán Ca nằm bên ngựa với hai tay bị trói chặt. Quế Hương lay dậy và nói có tiểu thư đến cứu, nàng vừa nói vừa cởi dây trói cho Oán Ca. Ánh Muội nhìn Oán Ca với sắc mặt tiều tụy cùng toàn thân run rẩy, nàng liền lấy từ trong người ra một chiếc áo ngũ sắc kêu Oán Ca mặc vào. Oán Ca đã chối từ nhưng vì sự cương quyết của Ánh Muội, Oán Ca đành phải mặc áo vào bên trong, chiếc áo rách vẫn được chàng mặc bên ngoài. Tuy nhiên có điều kỳ lạ xẩy ra, từ lúc mặc áo thì Oán Ca cảm cơ thể nóng lên, các vết thương cũng không còn cảm giác đau nữa. Thấy vậy Ánh Muội mới nói rằng:
“Chiếc áo chàng mặc được may từ lông cánh của một trăm loài chim, nó là báu vật của người Địch ở phương bắc dùng tiến cống cho chiều đình nước Tấn, do cha thiếp đã có công với nước nên được Tấn Hầu tặng cho chiếc áo này, nay thiếp tặng cho ân nhân”.
Oán Ca nghe vậy định cởi trả, nhưng nào ngờ máu từ các vết thương đã kết dính áo lại với người. Lúc này Ánh Muội lấy ra một túi bạc đưa cho Oán Ca, bảo chàng hãy trốn ngay lập tức. Tuy vậy, Oán Ca đã từ chối: “Tôi mặc áo của nàng tặng đã là nhận lĩnh hậu ý rồi, còn bạc thì nhất định không nhận. Tôi là người có sức, có tay nghề, chắc chắn mai kia sẽ không sợ phải chết đói”.
Nhưng thật không ngờ hai người đã bị ác nô đi tuần đêm phát hiện ra, ngay lập tức chúng báo cho Hồng Phụ. Hồng Phụ dẫn theo gia nhân bắt Oán Ca trói lại, sau đó thi nhau đánh. Hồng Phụ còn phát hiện Oán Ca đang mặc chiếc áo ngũ sắc ở trong người nên đã vô cùng tức giận liền sai gia đinh lột nó ra, nhưng do chiếc áo đã bị dính chặt vào người Oán Ca nên không thể nào lột ra được. Hồng Phụ quá tức giận nên sai bọn gia đinh đưa Oán Ca ra sau vườn, cột chàng vào tảng đá lớn rồi đem ném xuống ao sen.
Ngày hôm sau, Ánh Muội nằm phục bên bờ ao sen than khóc. Khi thấy mọi người tìm đến, nàng liền nhảy xuống ao.
Sáng sớm ngày thứ ba, khi mặt trời vừa mới lên, mọi người thấy xuất hiện trong ao sen một đôi chim rất lạ: con trống có bộ lông đẹp tươi màu ngũ sắc (giống với màu chiếc áo mà Oán Ca đã mặc); còn con mái thì có sắc lông màu xanh nâu (giống với màu chiếc váy mà Ánh Muội đã mặc). Đôi chim này luôn quyến luyến bên nhau. Mọi người cho rằng đôi chim này chính là tinh linh hóa thành của Oán Ca và Ánh Muội nên gọi chúng là “Uyên ương điểu”.
Như vậy, qua câu chuyện cảm động trên, chúng ta đều đã biết vì sao lại có loài vịt được đặt tên là vịt Uyên ương. Bởi đây là loài vịt tuyệt đẹp và sống theo đôi, theo cặp. Vịt Uyên trống và mái luôn quấn quýt bên nhau, rất ít khi chia lìa, trừ khi một trong hai con bị chết.
Địa chỉ cung cấp vịt Uyên ương đẹp, chất lượng, và uy tín
Nếu bạn đang có nhu cầu mua một cặp Vịt Uyên Uơng về để nuôi chim cảnh thì hãy liên hệ ngay với Vườn Chim Việt. Đây là địa chỉ cung cấp các giống chim gà quý hiếm có chất lượng đảm bảo cùng giá cả cạnh tranh và chính sách hỗ trợ khi có rủi ro tốt nhất cho khách hàng.
Khi đến với Vườn Chim Việt, bạn sẽ được thăm quan tìm hiểu và chia sẻ nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc chăn nuôi vịt Uyên ương cũng như nhiều loại chim gà khác.
Địa chỉ liên hệ của Vườn Chim Việt:
Cơ sở 1: Tại xã Nhân Thịnh thuộc huyện Lý Nhân, Tỉnh Hà Nam.
Cơ sở 2: Tại Khu Sinh Thái thuộc xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội.
Điện thoại: 0977.774.677 hoặc 09427.12345
Website: http://vuonchimviet.com
Emai: [email protected]